4 Công cụ kiểm tra Google Blacklist miễn phí tốt nhất

 

cong-cu-kiem-tra-google-blacklist-mien-phi-tot-nhat

Một ngày đẹp trời, bạn phát hiện ra email gửi từ tên miền riêng của mình bị đánh dấu spam, website không thể truy cập được vì bị trình duyệt web cảnh báo bảo mật, tên miền không cho phép cài SSL miễn phí… Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này. Chẳng hạn như bạn đã gửi email cho quá nhiều người cùng một lúc (bắn email marketing với số lượng lớn và nhắm sai đối tượng), website bị hack, bị nhiễm mã độc… Cũng có thể ai đó đã cố tình report và biến bạn thành một spammer. Nhưng dù là lý do gì đi nữa thì website của bạn cũng đã bị cho vào blacklist (danh sách đen).

Hậu quả của việc bị dính Google Blacklist và Gmail Blacklist

Còn gì tồi tệ hơn khi rơi vào “sổ đen” của các công cụ tìm kiếm như Google? Nó không khác gì tuyên án tử hình cho website của bạn. Bởi vì ngoài việc toàn bộ mail gửi từ email với tên miền riêng sẽ bị đánh dấu spam (thậm chí không gửi được), trong một số trường hợp nghiêm trọng, Google và các công cụ tìm kiếm khác có thể sẽ dừng việc thu thập dữ liệu hoặc thậm chí loại bỏ website của bạn khỏi kết quả tìm kiếm. Người dùng cũng có thể sẽ bị chặn truy cập vào website của bạn vì lý do bảo mật.

WP Căn bản cũng đã từng gặp phải vấn đề này khi sử dụng plugin để gửi mail thông báo cho độc giả rằng bình luận của họ đã được một người khác trả lời. Toàn bộ email thông báo đều bị đánh dấu spam. Tôi đã phải rất vất vả để tìm cách khắc phục.

4 Công cụ check Google Blacklist tốt nhất

Những công cụ này hoàn toàn miễn phí và cách sử dụng cũng rất đơn giản. Bạn nên sử dụng kết hợp tất cả chúng để đưa ra kết luận cuối cùng.

Google Safe Browsing

Tất nhiên rồi, chúng ta không thể bỏ qua công cụ chính chủ đến từ Google được. Nhập tên miền của bạn vào khung Search by URL, click biểu tượng tìm kiếm và chờ trong giây lát để nhận kết quả.

kiem-tra-google-blacklist-bang-google-safe-browsing-site-status

Google Chrome

Nếu bạn truy cập vào website bằng trình duyệt Google Chrome và nhận được cảnh báo màu đỏ tương tự như hình bên dưới thì xin chia buồn… website của bạn đã chắc chắn nằm trong blacklist của Google. Bởi vì cảnh báo này dành cho các website có dấu hiệu bị hack, nhiễm mã độc, lừa đảo, đánh cắp thông tin… gây nguy hại cho người dùng.

canh-bao-website-nguy-hiem-cua-google-chrome

Nếu bạn đã loại bỏ các nguy cơ về bảo mật cho website, hãy click vào nút Details và chọn tiếp report a detection problem để gửi yêu cầu cho Google xem xét lại.

report-a-dectection-problem

Sucuri Site Check

Đây là một trong những công cụ trực tuyến mà tôi thường xuyên sử dụng để kiểm tra bảo mật của một website. Tất cả những gì các bạn cần làm là nhập tên miền vào khung rồi click nút Scan Website.

check-google-blacklist-bang-sucuri-site-check

Chờ trong giây lát, hệ thống sẽ phân tích và đưa ra kết quả. Nếu bạn nhìn thấy dòng Domain clean by Google Safe Browsing trong phần Website Blacklist Status thì có nghĩa là nó không dính blacklist của Google.

kiem-tra-google-blacklist-bang-sucuri-site-check

GeekFlare

Blacklist Lookup là một trong hàng chục công cụ được GeekFlare cung cấp miễn phí giúp bạn kiểm tra các vấn đề liên quan đến bảo mật, hiệu suất, SEO… cho website của mình. Hãy nhập tên miền của website vào khung sau đó click nút Blacklist Lookup.

kiem-tra-google-blacklist-bang-geekflare

Sau khi quá trình hoàn tất, bạn sẽ nhận được kết quả nằm ở ngay bên dưới.

ket-qua-kiem-tra-google-blacklist-bang-geekflare

4 Công cụ check Gmail Blacklist tốt nhất

Làm thế nào để biết website của bạn đang nằm trong Gmail Blacklist hoặc bất kỳ cơ sở dữ liệu email blacklist nào khác? Sau đây là 4 công cụ miễn phí tốt nhất giúp bạn kiểm tra điều đó.

BlackListAlert

Tất cả những gì bạn cần làm là nhập IP hoặc tên miền của website vào khung IP or Domain và sau đó click vào nút Check. Chờ đợi trong giây lát, bạn sẽ nhận được kết quả kiểm tra từ LHSBL Blocklists.

blacklist-alert

MX Toolbox

Công cụ này sẽ kiểm tra địa chỉ IP máy chủ mail của bạn với 100 email blacklist khác nhau dựa trên DNS (thường được gọi là Realtime blacklist, DNSBL hoặc RBL). Nếu bạn không biết địa chỉ IP của máy chủ mail, hãy bắt đầu với một MX Lookup.

mx-toolbox-blacklist

What Is My IP Address

What Is My IP Address không chỉ là một công cụ miễn phí giúp nhanh chóng tìm ra địa chỉ IP máy tính của bạn mà nó còn có khả năng kiểm tra xem một IP có bị dính blacklist hay không.

what-is-my-ip-address-blacklist

Blacklist Monitoring

Blacklist Monitoring là một công cụ chuyên nghiệp có khả năng giúp bạn kiểm tra IP blacklist dựa trên gần 100 cơ sở dữ liệu khác nhau. Tốc độ kiểm tra của nó rất nhanh và không kém phần chính xác.

blacklist-monitoring

Ngoài việc kiểm tra xem IP hoặc domain của bạn có bị dính blacklist của các cơ sở dữ liệu khác nhau hay không, những công cụ bên trên còn cung cấp cho bạn cách để gửi yêu cầu gỡ chúng ra khỏi blacklist. Bạn biết công cụ nào khác để kiểm tra và gỡ Google Blacklist, Gmail Blacklist cho IP hoặc domain? Hãy chia sẻ nó với chúng tôi thông qua khung bình luận bên dưới.